Đối với các thiết bị điện lạnh đời cũ, nhất là tủ đông, điều khiến bạn khó chịu nhất chính là việc bề mặt bên trong của các thiết bị này bị đóng tuyết. Vấn đề này khiến việc rã đông kéo dài mất nhiều thời gian, do đó quá trình hoạt động của các loại tủ đông này bị ngưng trệ. Một số tủ đông hiện đại, sau quá trình sử dụng kéo dài cũng gặp tình trạng đóng tuyết. Chính vì vậy, người sử dụng nên học cách xả đá cho các loại tủ đông và vệ sinh máy thường xuyên. Máy làm đá Hải Âu sẽ mách bạn phương pháp xả đá cho loại thiết bị này một cách chuyên nghiệp nhất trong bài viết sau.
1. Tủ đông công nghiệp
Các đơn vị sản xuất công nghiệp, hoặc kinh doanh thực phẩm cũ hiện vẫn còn dùng dòng máy có đóng tuyết. Mặc dù các loại máy này có nhược điểm là đóng tuyết, nhưng chúng khá bền và có khả năng làm lạnh tốt. Còn với các loại tủ đông hiện đại hơn, chúng cũng không hoàn toàn tránh được lỗi này. Nếu bạn sử dụng các tủ đông hiện đại trong một thời gian dài và không bao giờ nghĩ đến việc rút điện vệ sinh máy dù chỉ một lần, thì máy cũng xuất hiện tình trạng tạo tuyết bám vào thành tủ. Về lâu về dài, lớp tuyết được hình thành này sẽ biến thành trở ngại lớn cho việc hoạt động của tủ đông công nghiệp. Chúng sẽ khiến công suất làm lạnh giảm dần do bộ phận quạt gió làm lạnh bị che kín, làm tiêu hao điện năng và thể tích bên trong tủ bị giảm sút khiến bạn không đựng được nhiều.
Ngoài tủ đông có hiện tượng đóng bám tuyết trên thành tủ, còn có nhiều thiết bị khác gặp phải tình trạng tương tự như máy làm đá, tủ lạnh.
2. Cách xả đá cho tủ đông
Để xả đá cho tủ đông một cách an toàn và chuyên nghiệp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Điều đầu tiên bạn cần làm khi có ý định vệ sinh bất kỳ một thiết bị điện nào, từ máy làm đá, tủ nấu cơm, máy đun nước nóng hay với tủ đông chính là tắt nguồn điện của chúng. Việc làm này đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như cho người trực tiếp xả đá vệ sinh bảo dưỡng thiết bị.
Bước 2: Sau khi rút điện, hệ thống sẽ ngưng làm lạnh và khiến các thực phẩm chứa bên trong tủ tăng nhiệt độ. Thông thường, bạn chỉ nên tiến hành xả đá cho tủ đông khi lượng đồ chứa bên trong tủ còn ít. Tuy nhiên, trong trường hợp tủ đóng tuyết quá nhiều gây cản trở sự làm lạnh, bạn có thể xả đá cho tủ đông ngay. Các đơn vị công nghiệp không chỉ chứa một tủ đông. Vì vậy phần đồ hay thực phẩm chứa bên trong tủ đông lúc này có thể để dồn sang một tủ đông hay ngăn đá tủ lạnh khác. Bạn cũng có thể sử dụng thêm cả túi giữ nhiệt lớn để trữ đồ tại nơi mát nếu cảm thấy cần.
Bước 3: với các loại tủ đông có ngăn hay khay đựng đá rời, bạn cần tháy ra và xử lý làm sạch riêng. Còn bên trong tủ đông, nếu lớp tuyết đá bám dày, bạn có thể mở tung các nắp, cửa tủ, sau đó đổ nước sôi trực tiếp lên đá để làm chúng tan nhanh hơn.
Phần gioăng của tủ là bộ phận tránh tác động nhiệt nhiều. Vì nếu bạn tác dụng nhiệt nóng vào gioăng sẽ khiến chúng bị giãn ra khó phục hồi. Nếu tháo được gioăng cửa tủ đông, bạn cần rửa chúng với nước ấm rồi để khô tự nhiên.
Bước 4: phần tuyết tan chảy có thể là khá lớn. Vì vậy, nếu không sử dụng sàn gỗ, bạn có thể mở cửa xả ở dưới đáy tủ để giúp thoát nước. Trong trường hợp lượng nước quá nhiều, bạn có thể múc bớt nước để nước thoát nhanh hơn. Đây cũng là lúc bạn có thể tiến hành các phương pháp khử mùi cho tủ đông và làm sạch phần vỏ tủ.
Sau khi xả đá cho tủ đông, và phần nước đã thoát hết khỏi tủ, bạn cần dùng khăn khô để lau bề mặt và để tủ khô lại. Tiếp đó, bạn lắp ráp các chi tiết phụ của tủ như gioăng, các khay và giá đựng bên trong. Sau khi tất cả đã ổn định, bạn có thể cắm phích nguồn để khởi động lại tủ đông. Cuối cùng, bạn hãy cố gắng chờ tủ đạt đến độ lạnh nhất định rồi mới bỏ các loại thực phẩm vào trữ lạnh tiếp.
Sau các bước xả đá cho tủ đông nêu trên, chắc hẳn bạn đã có được cho mình một chiếc tủ đông như mới rồi. Việc bạn cần làm chính là thường xuyên vệ sinh và xả đá để rút ngắn thời gian thực hiện mỗi lần. Chúc các bạn thành công!
Speak Your Mind