Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng máy nén thiết bị làm đá

Các máy làm đá viên tinh khiết là những sản phẩm có chứa dàn linh kiện hiện đại… Trong số những linh kiện đó, máy nén hay còn gọi là block máy làm đá có tác dụng khá quan trọng trong cả quy trình. Nếu thiếu chúng, chiếc máy làm đá sẽ không còn tác dụng làm lạnh đông và trở nên vô dụng. Chính vì vậy, chúng ta nên quan tâm bảo trì bảo dưỡng máy nén thường xuyên.

1. Khi nào nên bảo dưỡng máy nén

Các máy làm đá công nghiệp quy mô nhỏ thường vận hành 24 giờ mỗi ngày để luôn có đá mới và đáp ứng đủ cho khách tiêu dùng. Trong khi đó, các loại máy có sản lượng lớn thì dù không làm việc toàn thời gian trong ngày nhưng áp lực lên máy lại lớn hơn.

Vì thế, các nhà sản xuất khuyến cáo rằng chúng ta nên đại tu máy một lần sau mỗi 6.000 giờ làm việc.

Với các máy làm việc với thời gian ít hơn, vẫn nên bảo dưỡng máy nén chỉnh sửa ít nhất một lần mỗi năm.

Các máy lâu ngày không sử dụng đến cũng nên bảo dưỡng trước khi vận hành trở lại

Bảo dưỡng máy làm đá

2. Cách kiểm tra bảo dưỡng máy nén

2.1. Kiểm tra các van

Các van xả hay van hút của máy nén có kín hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng làm việc của máy nén. Vì vậy, bước đầu tiên ta nên làm chính là kiểm tra độ kín của các van này.

2.2. Kiểm tra sơ bộ bên trong

Các bụi bẩn có thể có từ bên trong hoặc do khi vân hành máy sinh ra, ta nên kiểm ra kỹ bên trong hộp máy nén. Nhiều vấn đề có thể tìm hiểu khi xem xét bên trong khi bảo dưỡng máy nén bao gồm tình trạng dầu, độ hoen gỉ của các chi tiết… nếu bạn quyết định làm một cuộc đại tu thì nên tháo các chi tiết ra và lau chùi kỹ, đồng thời thay dầu mỡ để máy vận hành trơn tru hơn.

Bạn có thể kiểm tra độ sạch của dầu bên trong bằng cách nhìn từ cửa quan sát dầu. Nếu như thấy có cặn bẩn hay bột kim loại có màu vàng thì nên tìm hiểu xem nguyên nhân ở đâu. Đó có thể là do bẩn trên đường đi tụ lại hoặc do sự mài mòn han gỉ của các chi tiết máy bên trong.

Độ hao mòn của các thiết bị bên trong được kiểm tra ở các chi tiết như các đệm kín, pitton, trục khuỷu, vòng bạc, thanh truyền… nếu kích thước của chúng nhỏ hơn so với mức tiêu chuẩn quá nhiều, nghĩa là mức hao mòn nghiêm trọng, bạn buộc phải thay thế chúng.

Xem thêm: Quy trình kỳ bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ máy làm đá

2.3. Thử tác động của các thiết bị

Các thiết bị điều khiển như LP, WP, HP, OP cần được thử tác động kiểm tra độ nhạy bén khi vận hành, cùng với đó là bộ phận cấp dầu cũng nên được kiểm tra kỹ vì chúng có chức năng cần cho sự hoạt động bình ổn của máy nén.

2.4. Vệ sinh lau chùi bộ lọc hút

Nhắc đến việc vệ sinh bảo dưỡng máy nén, không thể không nhắc đến việc vệ sinh bộ lọc dầu, bộ lọc hút, và bộ lọc tinh.

Bộ lọc hút: cần quan sát kiểm tra xem lưới lọc có bị rách hay tắc không. Nếu có, bạn nên dùng hóa chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc này.

Bộ lọc tinh: việc bộ lọc này có xoay nhẹ nhàng hay không khá quan trọng, vì nếu chúng khó di chuyển chứng tỏ có các cặn bẩn bám dính tại khu vực các miếng gạt. Bạn có thể sử dụng các miếng thép mỏng để gạt cặn, rồi mới chùi sạch bên trong. Sau khi hoàn tất lau chùi, thổi hơi nén từ bên trong ra để làm sạch bộ lọc.

2.5. Vệ sinh bên trong mô tơ

Khi vận hành máy nén, không khí sẽ hút vào và làm mát cuộn dây mô tơ, đây là lúc chúng cuốn theo bụi bẩn nhiều. Lâu dần, quá trình này sẽ tích tụ và tạo nên các lớp cách nhiệt, khiến việc giải nhiệt cuộn dây bị ảnh hưởng.

2.6. Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt

Trong nhiều mẫu máy làm đá, nước được sử dụng làm tác nhân giải nhiệt. Hãy kiểm tra block máy làm đá (Cách kiểm tra block máy làm đá khi gặp sự cố), nếu nguồn nước này sạch, các thiết bị sẽ lâu bị hao mòn gỉ sét hơn. Còn nếu thời gian cần bảo dưỡng máy nén quá sát nhau, hãy xem xét thay đổi nguồn nước hoặc bổ sung thêm bộ lọc nước.

3. Lưu ý khác

Bảo dưỡng máy nén nên được tiến hành định kỳ. Trung bình thời gian cần thay dầu máy nén là khoảng 72-100 giờ làm việc đầu tiên. Việc thay dầu hoàn toàn sẽ được tiến hành trong năm lần đầu tiên. Cách thao tác rất đơn giản, chỉ cần mở nắp và tháo sạch dầu bên trong, có thể dùng thêm giẻ sạch để thấm dầu cũ cặn bên trong cascte. Sau khi lau dọn sạch sẽ, ta thêm dầu vào vừa đủ là xong.

Kiểm tra dự phòng: đối với một số chi tiết quan trọng của máy nén, ta cần quan tâm nhiều hơn, cứ sau mỗi ba tháng lại kiểm tra một lần. Đó là các chi tiết như tay quay thanh truyền, nắp bít, xilanh và pít tông.
Phá cặn áo nước làm mát: bạn có thể tiến hành xả bỏ cặn nếu trên áo nước làm mát xuất hiện dấu hiệu cáu cặn. Dung dịch được sử dụng ở đây có thể là hỗn hợp axit HCl 25% dùng ngâm 8-12 giờ, sau đó thì rửa sạch lại bằng dung dịch khác là NaOH 10-15%, và cuối cùng là rửa lại bằng nước sạch.

Hàng tuần, bạn nên làm thêm một công việc khác là cân chỉnh và căng lại dây đai mô tơ nếu chúng bị lỏng.

Bài viết liên quan:

Những thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất nước đá tinh khiết

Tìm hiểu tác dụng hữu ích của thiết bị ngưng tụ máy làm đá

Bình Luận

bình luận

Speak Your Mind

*

Hotline 24/7