Những vấn đề về nguồn nước trong máy làm đá bạn nên biết

Trong máy làm đá, nước là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nước vừa là nguyên liệu làm đá, vừa là tác nhân phụ trách làm mát cho hê thống ngưng tụ. Về mặt ứng dụng trong công nghệ làm đá, nước vừa giữ vai trò là phương tiện truyền nhiệt, nhận nhiệt, đồng thời cũng được thải ra ngoài một phần bằng cách bay hơi nước. Chất lượng nước đầu vào là nhân tố quyết định phần lớn chỉ tiêu nước đá đầu ra của thiết bị công nghiệp này.

1. Những vấn đề nảy sinh của nước trong máy làm đá

Cáu bẩn, lắng cặn

Trong quá trình dẫn nước từ bên ngoài vào trong máy làm đá, các đường ống và các vị trí lắng nước sẽ dễ dàng bám bẩn theo thời gian sử dụng. Ban đầu nước sẽ gây nhờn, sau dần là bám thêm các bụi sinh học từ xung quanh. Các bụi này cùng với việc nước phản ứng với vật liệu mà nó đi qua sẽ gây cáu bẩn, khó chùi sạch.

Tích tụ chất bẩn, gây ăn mòn

Với các bề mặt có chứa kim loại không chống gỉ, rất có thể sẽ xảy ra việc ăn mòn kim loại. Hoặc nếu như trong cặn bẩn của nước có chứa các tạp chât kim loại, chúng sẽ tác động gây gỉ nội tại bên trong máy làm đá và làm hỏng màu cũng như chất lượng nước.

Vi sinh vật phát triển

Sau một thời gian dài không bảo dưỡng vệ sinh lau chùi các bộ phận của máy làm đá, các vi sinh vật sẽ phát triển làm bẩn nước, hoặc trong máy và dây dẫn xuất hiện các đám rêu mốc.

Rêu mốc máy làm đá

2. Những thiệt hại lớn do nước trong máy làm đá gây ra

Phá hoại chất lượng nước đá

Chất lượng của nước đá thành phẩm là mối quan tâm chính của cả chủ nhân thiết bị làm đá lẫn người tiêu thụ nước đá. Nguồn nước kém sạch sẽ khiến cho bộ lọc của máy làm đá kém đi, từ đó chất lượng nước đá thành phẩm cũng sẽ bị suy giảm phần nào.

Máy đột ngột ngừng hoạt động

Khi bộ lọc bị quá tải, hoặc các cặn bẩn bám kín khiến quá trình lọc nước không thể diễn ra, máy làm đá sẽ tự động ngắt. Việc ngừng hoạt động đột ngột sẽ gây ra nhiều tổn thất, như không có đá để cung cấp cho khách hàng, rồi quá trình sửa chữa tháo lắp bảo dưỡng thiết bị cũng tốn không ít thời gian. Và dĩ nhiên, sau khi vận hành lại, thiết bị sẽ mất một thời gian ngắn nữa để làm đá với tốc độ ổn định trở lại.

Giảm hiệu quả truyền nhiệt

Do có chứa nhiều cặn lắng hay phần tử hóa học lơ lửng ở nước trong máy làm đá, nên nhiệt dẫn qua nước sẽ thay đổi. Thực tế cho thấy yếu tố này làm hiệu quả truyền dẫn nhiệt bị giảm sút nghiêm trọng.

Vượt quá lượng nước thông thường

Khi tác dụng truyền dẫn nhiệt làm mát và làm đá giảm, hậu quả là máy sẽ cần một lượng nước lớn hơn để làm mát hệ thống ngưng tụ.

Tăng chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng, thay thế phụ tùng

Song hành với lượng nước dẫn vào thiết bị, mức phí ta phải bỏ ra hàng tháng cũng sẽ bị trội lên trông thấy. Nếu vấn đề của nước trong máy làm đá càng nghiêm trọng, nước bẩn và dẫn nhiệt kém, bạn buộc phải bảo trì bảo dưỡng thường xuyên hơn, thậm chí là buộc phải thay thế các linh kiện, nhất là bộ lọc nước trong máy làm đá.

Giảm tuổi thọ của hệ thống

Việc kéo dài các tình trạng trên sẽ khiến tuổi thọ chung của thiết bị suy giảm. Lúc này việc thay thế một vài linh kiện, phụ tùng cũng không thể cứu vãn nổi tình hình chung nữa. Bên cạnh đó, việc nhiều nơi người ta dùng axit để vệ sinh đường ống cũng khiến tuổi thọ của máy làm đá giảm dần.

Xem thêm: Những thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất nước đá tinh khiết

3. Phương pháp cải thiện nước trong máy làm đá

Để cải thiện chất lượng nước trong máy làm đá, ta cần lựa chọn dây chuyền sản xuất nước đá tinh khiết hợp lý. Các yếu tố ta cần quan tâm để xây dựng hệ thống bao gồm:

– Thiết kế của hệ thống
– Các vấn đề về nước trong máy làm đá
– Tham khảo các quy định hạn chế về xả nước thải
– Theo dõi môi trường xung quanh và chất lượng không khí

Nước đã tinh khiết

4. Các thông số quan trọng của nước trong máy làm đá

Trong số các yếu tố giúp cải thiện chất lượng nước trong máy làm đá, ta cần quan tâm đến các thông số chính như sau:

4.1. Độ dẫn điện cũng tổng chất rắn hòa tan

Khả năng dẫn điện của nước được đo bằng độ dẫn điện. Chúng tương quan với lượng chất rắn hòa tan có trong nước. Nước càng tinh khiết có độ dẫn càng thấp. Đây chính là yếu tố liên quan đến khả năng làm mát cũng của nước. Bên cạnh đó, chúng cũng là nguyên nhân gây ra cặn bẩn và giảm áp lực đường ống nước. Để giảm thiểu cáu cặn, giảm chi phí bảo trì thường xuyên hệ thống thiết bị, ta nên sử dụng nước đã qua lắng ở các bể chứa.

4.2. Độ pH

Thước đo độ axit hay kiềm của nước chính là pH. Độ pH rất quan trọng trong quá trình xử lý nước trong máy làm đá. Nếu nước có độ axit cao thì sẽ gây nguy cơ ăn mòn thiết bị. Còn ngược lại, nếu nước có độ kiềm cao, khả năng hình thành cặn bám sẽ tăng.

4.3. Độ cứng của nước

Chắc hẳn bạn còn nhớ khái niệm nước cứng do có chứa lượng Canxi hay Magie hòa tan cao. Trong đó có loại nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh viễn. Độ cứng của nước sẽ ảnh hưởng đến sự lắng cặn của nước trong đường ống và thiết bị.

4.4. Các chỉ số bão hòa

Một yếu tố khác bạn cũng nên quan tâm đó là chỉ số bão hòa của nước, thước đo sự ổn định của nước đến sự hình thành cáu vẩn. Khi chỉ số LSI (Langlier Saturation) này dương, xu hướng sẽ là hình thành cặn, còn khi chỉ số âm, mức độ ăn mòn sẽ gia tăng. Mức ổn định của chỉ số LSI là 0-1,0.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thể tìm hiểu và điều chỉnh hợp lý nước trong máy làm đá để thiết bị có thể làm việc tốt nhất.

Bình Luận

bình luận

Speak Your Mind

*

Hotline 24/7