Các loại bình giữ mức máy làm đá thông dụng

Trong số các cách cấp dịch dàn lạnh máy đá viên, có phương pháp cấp dịch kiểu ngập được sử dụng cũng khá nhiều trong cuộc sống. Với hệ thống lạnh kiểu này, bạn buộc phải sử dụng các bình giữ mức. Bình này giúp cung cấp và duy trì mức dịch luôn ngập ở thiết bị bay hơi, đồng thời còn có một chức năng quan trọng khác là tách lỏng hơi hút về máy nén. Đó là lý do người ta còn gọi chúng là bình giữ mức tách lỏng.

1. Bình giữ mức máy làm đá

Bình giữ mức được ứng dụng trong nhiều hệ thống lạnh khác nhau. Trong đó có tủ cấp đông, tủ đông gió, và nhất là với các máy làm đá như máy làm đá vảymáy đá cây. Có thể tên gọi sẽ khác nhau tùy vào thiết bị ứng dụng, tuy nhiên tính năng và cách làm việc của chúng đều giống nhau.

Xét về cấu tạo, bình giữ mức máy làm đá bao gồm các phần thân và  chân có hình trụ, phía bên trên còn có các tấm chắn lỏng. Các tấm chắn này đặt nghiêng một góc 30 độ so với phương nằm ngang, trên có các lỗ khoan giúp thoát hơi. Ngoài ra, trên bình còn có gắn thêm van phao để khống chế lượng dịch cực đại bên trong bình. Điều này giúp tránh hút lỏng trở về máy nén. Ngoài ra, bình còn có cả van an toàn, áp kê và đường ống vào ra.

Bình giữ nước máy làm đá

Hoạt động của bình giữ mức máy làm đá: Nhờ cột áp thủy tĩnh, dịch được cấp từ bình vào dàn lạnh. Dịch lỏng trong dàn lạnh sẽ trao đổi nhiệt với nước muối, sau đó hóa hơi và thoát ra ống bên trên, đi vào bình giữ mức. Cuối cùng, mức lỏng trong dàn bay hơi sẽ tụt xuống và dịch lỏng từ bình giữ mức máy làm đá sẽ chảy vào dàn bay hơi từ phía dưới, tạo nên một vòng tuần hoàn.

Đặc điểm của bình giữ mức máy làm đá: việc dùng bình giữ mức để cấp dịch cho dàn lạnh có ưu điểm giúp dàn bay hơi luôn ngập đầy dịch lỏng, giúp tăng hiệu quả trao đổi nhiệt. Tuy nhiên, trong dàn lạnh, môi chất lỏng của hệ thống này chuyển động đối lưu tự nhiên. Tốc độ của chuyển động này phụ thuộc nhiều vào tốc độ hóa hơi, tuy nhiên vẫn có giá trị khá nhor, nên ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi nhiệt. Vì vậy, muốn tăng vận tốc đối lưu, cần thực hiện đối lưu cưỡng bức nhờ bơm.

Với hệ thống lạnh NH3, dầu được gom về bình thu hồi dầu. Cấu tạo bình này cũng giống bình chứa cao áp, với thân hình trụ, các đáy elip, bộ ống thủy xem mức dầu, đồng hồ áp suất, van an toàn, đường hồi dầu, đường về ống hút và xả đáy bình. Để thu hồi dầu, cần tạo áp trong bình, sau đó mở van xả dầu để chúng chảy về bình. Tiếp đó, dầu được đem xử lý hoặc loại bỏ. Nên hạ áp trước khi xả dầu về áp suất khí quyển.

Xem thêm: Những thiết bị quan trọng trong dây chuyền sản xuất nước đá tinh khiết

2. Bình tách khí không ngưng

Vài trò: nếu lọt khí không ngưng vào hệ thống lạnh, độ an toàn và hiệu quả làm việc sẽ giảm sút, các thông số kỹ thuật cũng kém đi. Cụ thể là áp suất và nhiệt ngưng tụ tăng, năng suất lạnh giảm, nhiệt cuối quá trình nén tăng. Vì vậy, bình tách khí không ngưng có nhiệm vụ giúp xả bỏ khí không ngưng trong hệ thống lạnh, nhờ đó nâng cao độ an toàn của hệ thống cũng như hiệu quả làm việc, và còn tránh xả môi chất ra bên ngoài.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Cấu tạo bình gồm thân hình trụ, đáy elip, bên trên có các van an toàn và đồng hồ áp suất. Bên trong bình có ống trao đổi nhiệt dạng xoắn giúp ngưng tụ môi chất nhờ nhiệt lạnh. Sau ngưng tụ, môi chất được hồi lại phá trước tiết lưu để làm lạnh bình.

Khí không ngưng tập trung nhiều nhất ở thiết bị ngưng tụ. Khi môi chất đến thiết bị ngưng tụ, chúng sẽ được ngưng tụ lại và chảy về bình chứa cao áp. Mặc dù phần lớn khí không ngưng tích tụ tại thiết bị ngưng nhưng vẫn còn một lượng môi chất chưa ngưng hết. Khi đó, hỗn hợp khí chưa ngưng sẽ làm lạnh tiếp ở nhiệt thấp để ngưng hết môi chất lạnh. Phần khí không ngưng sau đó được xả đi.

Bình giữ nước máy làm đá

3. Bình chứa cao áp và hạ áp

Bình chứa cao áp

Chức năng: chứa dịch lỏng và cấp ổn định cho hệ thống, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Lúc đang vận hành hệ thống, lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung tích bình. Còn khi sửa chữa bình chứa này có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình.

Cũng giống như bình giữ mức máy làm đá, bình chứa cao áp có mặt trong hầu hết các hệ thống lạnh như máy làm đá, kho lạnh… Trong một số trường hợp, thậm chí có thể dùng một phần bình ngưng làm bình chứa cao áp. Còn với hệ thống nhỏ hơn, sử dụng rất ít gas nên không dùng đến bình chứa cao áp, mà chỉ dùng đoạn ống góp chứa lỏng.

Bình chứa hạ áp

Chức năng: bình chưa hạ áp được sử dụng trong các hệ thống lạnh hai cấp có bơm cấp dịch với nhiệm vụ là chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp giúp bơm cấp dịch ổn định cho hệ thống lạnh. Đồng thới bình giúp tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Với hệ thống dùng bơm cấp dịch, lượng lỏng sau dàn bay hơi là khá lớn, nếu dùng bình tách lỏng thì kho giúp tách hết, nên sẽ gây ngập lỏng. Lúc này bình chứa hạ áp giúp lỏng rơi xuống phía dưới, hơi bên trên thì hút về máy nén.

Trên đây là những kiến thức về bình giữ mức máy làm đá cũng như của hệ thống lạnh nói chung. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống lạnh.

Bình Luận

bình luận

Speak Your Mind

*

Hotline 24/7