Theo các đội ngũ kĩ thuật tư vấn khách hàng máy làm đá thì máy làm đá tinh khiết khi sử dụng một thời gian thường gặp phải nhiều sự cố mà khách hàng không thể tự giải quyết được. Máy dễ bị bắt bẩn và các bụi bặm này thường tập trung ở ngăn chứa hay trong các động cơ của máy làm đá viên.
Vì vậy ở bài viết này chỉ nói đến khâu vệ sinh mà ta có thể tự làm được, còn những bộ phận khác thì tốt nhất ta nên liên hệ với bộ phận kĩ thuật để vệ sinh bảo dưỡng được tốt nhất.
1. Khâu chuẩn bị vệ sinh máy làm đá
Ngắt nguồn điện: Để an toàn bạn cần phải ngắt nguồn điện và giật cầu dao trước khi vệ sinh máy.
Ngắt nguồn nước: Sau khi nguồn điện được ngắt, tiếp theo là đường ống dẫn nước và nước tồn đọng bên trong máy cần được đưa ra ngoài để vệ sinh bên trong máy. Chú ý cần để máy cao hơn dây thoát nước để nước có thể đưa ra hết tránh trào ngược trở lại bên trong máy.Tiếp theo ta cần tháo nguồn nước cung cấp ra khỏi máy (bao gồm cả bộ lọc thô đi theo máy) và màng chắn bụi phía trước thân máy.
2. Tháo nguồn nước và chắn bụi
Lọc nước của máy làm đá là quả lọc thô,tùy vào từng nguồn nước của địa phương khác nhau mà thời gian thay sẽ lâu hay nhanh. Để chắc chắn đá sạch bạn cần kiểm tra thường xuyên nếu quả lọc có dấu hiệu bị bẩn, ố màu thì cần thay và kiểm tra lại nguồn nước cung cấp cho máy làm đá.
Màng chắn bụi cần được vệ sinh đều đặn thường xuyên để tránh nóng động cơ cũng như bụi bay vào máy làm đá. Thông thường chúng tôi khuyên bạn vệ sinh 1 tháng/2 lần là tốt nhất. Đây là bước quan trọng nhất và cần được chú ý vì nó quyết định đến sản phẩm của bạn có được bền bỉ, tuổi thọ lâu dài hay đảm bảo vệ sinh hay không.
Ngoài ra, lau chùi vỏ máy bên ngoài giúp máy sáng bóng đẹp mắt như mới và hợp vệ sinh.
3. Vệ sinh bên trong máy làm đá
Các bộ phận cần chú ý :
+ Khay làm đá: Khay làm đá được thiết kế bằng inox nên rất dễ dàng vệ sinh.
+ Máy bơm nước và thành chống tràn: Do nguồn nước cung cấp là nước sạch lên máy bơm và thành máy cũ nên cũng cần vệ sinh.
+ Thùng chứa đá: Thùng chứa đá cũng là khu vực chúng ta cần phải để ý vì đá viên sau khi được sản xuất sẽ được lưu trữ nên cần được vệ sinh sạch sẽ .
Vệ sinh máy làm đá đơn giản bằng khăn mềm
Cần dùng khăn sạch (loại khăn mềm không bị xù lông) có tẩm dung dịch vệ sinh máy làm đá (có bán trên thị trường) để lau chùi. Lưu ý trong quá trình này bạn cần dùng đồ bảo hộ như khẩu trang và găng tay đầy đủ tránh dị ứng với chất tẩy rửa. Sau khi vệ sinh xong, chúng ta cần để một thời gian cho các thiết bị khô thoáng bay hết mùi rồi mới bắt đầu lắp đặt các bộ phận vào như trước.
Xem thêm: Đá viên sạch “cháy hàng”, doanh nghiệp đổ xô đi mua máy làm đá
4. Lắp máy làm đá
Thao tác lắp máy sẽ ngược lại với tháo máy, tức là bộ phận nào tháo ra đầu tiên thì sẽ được lắp cuối cùng. Ở đây chúng ta lắp máy bơm đến lọc nước, dây cấp nước và cuối cùng là chính là nguồn điện.
5. Vận hành lại máy làm đá
Cần kiểm tra xem đã lắp máy đúng chưa bằng cách cho nguồn điện, khi máy hoạt động bình thường thì rút nguồn ra và cất máy vào vị trí gọn gàng và khô ráo.
Nếu bạn muốn máy hoạt động thì cần cài đặt lại hệ thống máy với màn hình LED điện tử sau đó hoạt động bình thường.
Lưu ý nếu có hiện tượng khác thường của máy sau khi vệ sinh cần phải ngắt nguồn điện ngay lập tức và gọi cho kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.
Nếu muốn mua cho mình một chiếc máy làm đá sạch với công nghệ châu âu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng ngay!
Speak Your Mind