Nguyên lý hệ thống lạnh ở một số thiết bị công nghiệp

Nguyên lý hệ thống lạnh kho lạnh, máy làm đá… có hai dạng phổ biến nhất là giải nhiệt bằng gió hay dàn ngưng và giải nhiệt bằng nước còn gọi là bình ngưng. Trước kia kiểu giải nhiệt bằng gió được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên qua thực tế, nhận thấy những ngày mùa hè nóng nực, nhiều hệ thống áp suất ngưng tụ khá cao, thậm chí rơ le ngắt không hoạt động được. Vì vậy, hiện nay người ta thường sử dụng bình ngưng hay còn gọi là giải nhiệt bằng nước trong các hệ thống lạnh quy mô lớn.

1. Sơ đồ nguyên lý chung và cấu tạo của hệ thống lạnh

Trên hình dưới đây giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh thường sử dụng cho các kho lạnh bảo quản trong các xí nghiệp chế biến thủy sản hiện nay.

so do nguyen ly chung
1- Máy nén lạnh
2- Bình ngưng
3- Dàn lạnh
4- Bình tách lỏng
5- Tháp giải nhiệt
6- Bơm giải nhiệt
7- Kho lạnh

Điểm đặc biệt là trong sơ đồ này bình ngưng kiêm luôn chức năng bình chứa cao áp. Ở loại bình ngưng này, các ống trao đổi nhiệt chỉ bố trí ở phần trên của bình. Với việc sử dụng bình ngưng, bình chứa với hệ thống đơn giản, gọn hơn và cắt giảm được chi phí. Tuy nhiên, nhiệt độ lỏng trong bình thường cao hơn hệ thống có bình chứa riêng.

Hơi môi chất hút về máy nén là hơi quá nhiệt, được máy nén nén lên bình tách dầu, sau đó dầu sẽ được lọc lại và đưa trở lại máy nén nhờ vào nguyên tắc chênh lệch áp suất. Còn hơi môi chất đưa đến thiết bị ngưng tụ rồi được giải nhiệt ngưng tụ thành lỏng nhờ vào sự trao đổi nhiệt từ tháp giải nhiệt, đưa nước đã được làm mát vào bình ngưng sau đó nước lại trở về từ bình ngưng và tiếp tục được làm mát trong tháp giải nhiệt.
he thong lanh san xuatSau khi môi chất được giải nhiệt tạo thành lỏng sẽ được đưa vào bình chứa cao áp, rồi đi qua phin lọc để lọc các cặn bẩn và hơi trong môi chất, sau đó đi qua bình hồi nhiệt để làm tăng độ lạnh.

Môi chất lỏng tiếp tục đi qua kín xen lỏng rồi thành hai đường vào dàn lạnh, nhờ vào van tiết lưu mà gas lỏng được hạ nhiệt độ và áp suất trong dàn lạnh, van tiết lưu nhiệt sẽ điều chỉnh lượng lỏng nhờ có bầu cảm biến. Sau đó hơi lỏng tiếp tục đi về bình hồi nhiệt, môi chất được tách lỏng, máy nén thì hút hơi về, một quy trình như vậy kết thúc và được lặp đi lặp lại.

2. Nguyên lý hệ thống lạnh của máy lạnh

Môi trường lạnh được tạo ra theo bằng nhiều cách, nhưng 2 cách phổ biến nhất trong kỹ thuật lạnh đó là:

– Cho dòng khí cao áp đột ngột hạ áp suất: để làm việc đó có thể sử dụng van hoặc máy dãn nở. Nếu dùng máy dãn nở thì lợi dụng được công để bù năng lượng. Còn dùng van sẽ thực hiện quá trình tiết lưu để làm giảm áp đột ngột của dòng lỏng hay khí mà không sinh ra thêm công. Sau khi hạ áp suất rồi, khí trở nên lạnh.
– Làm lạnh bằng phương pháp chuyển pha: Khi chuyển từ pha này sang pha kia, vật chất sẽ thu vào một nhiệt lượng, gọi là nhiệt chuyển pha. Lợi dụng hiệu ứng này người ta chế ra máy lạnh hơi phổ biến hiện nay. Cho ga lỏng hóa hơi phía bên trong dàn lạnh sẽ hút nhiệt của môi trường tiếp xúc.

nguyen ly may lanh

3. Nguyên lý hệ thống lạnh của máy làm đá

Hơi được hút về máy nén dưới dạng hơi áp thấp, nhiệt độ cao nên áp suất cao. Sau đó đi qua bình tách dầu để tách các bụi dầu ra khỏi hơi môi chất rồi quay về bình ngưng để trao đổi nhiệt và thải nhiệt làm hạ nhiệt độ và áp suất, ngưng tụ thành dạng lỏng. Môi chất ở dạng lỏng được đi qua thiết bị hồi nhiệt và làm giảm nhiệt môi chất. Môi chất lỏng được đưa vào bình chứa áp cao, dòng môi chất qua hệ thống tiết lưu làm giảm áp suất tới áp suất bay hơi. Môi chất lên dàn bay hơi nhận nhiệt của nước đá và bay hơi.

Trên đây Maylamdahaiau.com đã giới thiệu cho các bạn nguyên lý hệ thống làm lạnh hoạt động ra sao. Hi vọng bài viết này đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Bình Luận

bình luận

Speak Your Mind

*

Hotline 24/7