Nước sạch luôn là nhu cầu thiết yếu của người dân, nhất là người dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các hộ dân ở nông thôn hiện chiếm 67% dân số cả nước nhưng hiện đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ về môi trường. Trong đó, ô nhiễm nước sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối.
Do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình ở nông thôn vẫn sử dụng nước sông, ao hồ kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con người. Theo thống kê, khoảng 90% dân cư Việt Nam bị nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa. Các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất. Điều đáng nói, số người mắc các bệnh này tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước đã có 84,5% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong đó, vùng có số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất là Đông Nam Bộ với 94,5%, đồng bằng sông Hồng 91% và đồng bằng sông Cửu Long 88%. Tỷ lệ số dân được tiếp cận nước hợp vệ sinh thấp nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (81%) mặc dù đây là vùng có số hộ ở nông thôn cao thứ 4/7 vùng trong toàn quốc.
Điều lo ngại ở đây chính là nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm này lại càng được sử dụng nhiều hơn vào mùa hè, khi nhu cầu nước đá ngày càng tăng chóng mặt do thời tiết biến đổi ngày càng nóng lên. Nước đá là thứ không thể thiếu của mùa hè. Nước đá giúp chúng ta thổi bay cơn khát, xua đi cảm giác oi bức, nóng nực của mùa hè, khiến cho cơ thể cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Một cốc nước với đá lạnh sẽ giúp chúng mình tỉnh táo hơn, xua tan căng thẳng, stress, từ đó tập trung hơn cho công việc. Nước đá còn được sử dụng cho rất nhiều mục đích như giảm đau, giảm sưng, cầm máu, làm đẹp da, trị ngứa do côn trùng đốt, giảm sốt… Đá lạnh có rất nhiều tác dụng tốt nhưng đá bẩn (đá lạnh làm từ nước bẩn) lại là điều vô cùng nguy hại đến sức khỏe con người. Việc người dân nông thôn không coi trọng nguồn nước có sạch hay không trong sinh hoạt hàng ngày càng đẩy nhanh sự phát triển của đá bẩn, các tác nhân gây hại trực tiếp đến sức khỏe của họ.
Nước đá bẩn là đá làm từ nguồn nước không sạch sẽ, tinh khiết hoặc do máy móc kém chất lượng, quy trình làm đá không đảm bảo gây ra. Các xét nghiệm đã chỉ ra, nước đá bẩn rất dễ nhiễm khuẩn (chủ yếu là E.coli, Coliforms…), gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói hoặc một số vi khuẩn khác có thể gây ra bệnh viêm gan siêu vi A và gây suy thận. Ngoài ra vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (còn gọi trực khuẩn mủ xanh) có trong đá bẩn nếu xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu… có thể gây chết người. Ngoài những tác hại trước mắt có thể thấy rõ như đã nêu thì nước đá bẩn còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư – căn bệnh đang trở thành hiểm họa lớn của toàn xã hội do có lượng tồn dư kim loại nặng, hóa chất (thủy ngân, chì, asen, kẽm…) vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng và xa hơn là các đơn vị kinh doanh nếu sử dụng phải nước đá bẩn có thể đánh mất uy tín thương hiệu cũng như niềm tin của khách hàng.
Dù biết rằng môi trường sinh hoạt đang vô cùng thiếu thốn, mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe nhưng đa số người dân nông thôn cũng chỉ biết “sống chung với lũ” chứ chưa tìm cách khắc phục. Vì cơ sở hạ tầng chỉ có thể đầu tư dần dần do tình hình kinh tế nước nhà vẫn còn nhiều khó khăn nên điều tất yếu là người dân tại các vùng huyện, xã trước tiên phải biết cách tự bảo vệ bản thân mình, tự tìm cho mình con đường dẫn đến nguồn nước sạch, nguồn đá sạch đảm bảo lợi ích sử dụng.
Thực tế, tại vùng sâu vùng xa cũng đã bắt đầu ý thức được sự cần thiết của đá sạch, bằng chứng là sự xuất hiện của đá sạch dạng ống dần phổ biến. Tuy nhiên, đá ống có thực sự sạch hay không, có thực sự đảm bảo không và có đủ cung cấp cho toàn bộ khu vực dân cư sinh sống không thì vẫn chưa ai kiểm soát được. Hiện tượng các cơ sở sản xuất đá kém chất tượng tại thành thị ngày càng nhiều, tại nông thôn có chắc rằng không có tình trạng đó hay không? Hơn nữa, giá đá sạch tại vùng nông thôn lại cao hơn 2-3 lần thành thị, trung tâm nên thiết yếu cần phải có hướng giải quyết để đảm bảo lợi ích của người dân nơi đây.
Vừa là giúp đỡ cho cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa cải thiện tốt hơn, vừa là một hình thức mở rộng thị trường, Tập Đoàn Hải Âu đã tính toán rất chặt chẽ chi phí tiết kiệm áp dụng cho người dân ở xa trung tâm, xa thành thị sử dụng và kinh doanh. Theo nghiên cứu, để sản xuất ra 1kg đá viên sạch bằng máy làm đá Hải Âu chỉ tốn 400đ chi phí sản xuất, Hải Âu lại có dòng sản phẩm máy làm đá viên công suất đa dạng từ 60-1800kg/ngày nên người dân vừa có thể mua để sử dụng, vừa có thể đầu tư kinh doanh. Điều quan trọng là Máy làm đá Hải Âu có thiết kế kỹ thuật hoàn hảo, đá sạch tinh khiết 99,9% đã được chứng nhận bởi Bộ Y Tế – Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia ( sạch tinh khiết nếu kết hợp với lọc nước RO). Với thiết bị máy làm đá viên tinh khiết tự động công nghệ Italy, đạt chuẩn ISO 9001:2015, Hải Âu đã mang đến giải pháp hoàn hảo cho người dùng thành thị và một số vùng lân cận. Với bề dày thành tích Top 100 Thương hiệu Việt Nam 2015, Chứng nhận sản phẩm tin cậy 2016, Top 10 Thương hiệu tiêu biểu 2016, Chứng nhận Thương hiệu xuất sắc 2016, Hải Âu đã khẳng định được tiêu chí “đặt chất lượng lên hàng đầu” trong mắt người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người đầu tư.
Tập đoàn Hải Âu cung cấp dòng sản phẩm máy làm đá viên hướng tới thị trường các huyện, xã vùng sâu vùng xa vừa là một cách giúp cải thiện tình trạng sử dụng nguồn nước đá mất vệ sinh, vừa giúp người dân tự kinh doanh tăng mức sống và giúp giá đá viên sạch tại khu vực nông thôn giảm xuống nhiều lần.
Hình ảnh trên báo Kinh Doanh & Pháp Luật
Nguồn: Tập Đoàn Hải Âu
Speak Your Mind